Mục tiêu bình đẳng của Việt Nam qua các con số thống kê

|

Mục tiêu bình đẳng của Việt Nam qua các con số thống kê

Để đo lường sự phát triển con ngư???i, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã tiến hành tính toán và công bố Chỉ số phát triển con ngư???i (Human Development Index - HDI) cho các nước trên thế giới hàng năm từ 1990 đến nay. Chỉ số này coi mọi ngư???i dân đều có cơ hội thụ hưởng như nhau trong cả ba lĩnh vực chính của đời sống: Giáo dục, y tế và thu nhập. Nhưng trong thực tế, luôn luôn tồn tại những bất bình đẳng trong cả ba lĩnh vực trên và có sự khác biệt giữa các nước, cùng những thay đổi theo thời gian. Để khắc phục những hạn chế của HDI, UNDP đã tính thêm chỉ tiêu Chỉ số phát triển con ngư???i có điều chỉnh sự bất bình đẳng (Inequality-adjusted Human Development Index - IHDI). IHDI đã tính đến những bất bình đẳng giữa những ngư???i thụ hưởng trong ba thành phần của HDI bằng cách “khấu trừ” mỗi trị số trong từng thành phần tương ứng với mức độ bất bình đẳng của nó, do vậy chỉ số IHDI, luôn luôn nhỏ hơn chỉ số HDI và chỉ bằng khi có sự bình đẳng tuyệt đối. Nước nào ít bất bình đẳng hơn, nói cách khác bình đẳng h??n thì giá trị IHDI sẽ không khác xa nhiều HDI. Năm 2017, IHDI của Việt Nam: 0,574 (chỉ số HDI: 0,694), so với xếp hạng theo HDI, thứ hạng của Việt Nam có những thay đổi đáng chú ý: Việt Nam đứng trên 8 nước thuộc nhóm nước HDI cao; còn trong 34 nước thuộc nhóm nước HDI trung bình, nếu theo HDI, Việt Nam đứng thứ 5 trong 34; nhưng theo IHDI, Việt Nam sẽ cùng Philippin đứng đầu thuộc nhóm nước này.
 ;

Ảnh minh họa, nguồn Internet

Xếp hạng Việt Nam theo IHDI có bước tăng tiến, do chỉ số IHDI giảm ít hơn nhiều nước nếu so với chỉ số HDI, chứng tỏ phần khấu trừ từ HDI do bất bình đẳng của Việt Nam ít hơn nhiều nước. Phần khấu trừ của Việt Nam năm 2017: 17,3%, ít hơn mức trung bình của thế giới (20,0%), ít hơn mức trung bình của các nước đang phát triển (22,0%), ít hơn mức trung bình của nhóm nước HDI trung bình (25,1%); và chỉ ít hơn 4 nước trong 34 nước thuộc nhóm HDI trung bình, thậm chí ít hơn 18 nước thuộc nhóm nước HDI cao. Trong 8 nước ASEAN tính được IHDI, tỷ lệ khấu trừ chỉ đứng sau Singapore và Thái Lan; tỷ lệ này của Việt Nam cũng ít hơn Trung Quốc (19,8%). Điều này chứng tỏ sự bình đẳng của Việt Nam khá cao trong bình diện thế giới, trong khu vực. Tuy nhiên, việc tiếp tục nâng cao bình đẳng của Việt Nam là việc cần phấn đấu nhiều hơn, khi tỷ lệ này trung bình ở 37 nước HDI cao chỉ có 16,0%, ở 48 nước HDI rất cao chỉ có 10,7%, nước có tỷ lệ này ít nhất trong 152 nước có tính IHDI là Nhật Bản 3,6%.

Sự bình đẳng của Việt Nam khá cao trong lĩnh vực y tế ( sức khỏe - tuổi thọ), cụ thể IHDI thuộc lĩnh vực này của Việt Nam ở mức rất cao: 0,758, gấp 1,11 lần mức chung của thế giới, gần 1,18 lần mức chung của các nước đang phát triển, gấp 1,26 lần nhóm nước HDI trung bình và gần 1,75 lần nhóm nước HDI thấp; gần bằng nhóm nước HDI cao (96,9%); Việt Nam còn đứng trên 22 nước thuộc nhóm HDI rất cao (Nhật Bản đứng đầu thế giới: 0,955), đứng đầu trong nhóm nước HDI trung bình, chứng tỏ bình đẳng trong lĩnh vực y tế của Việt Nam rất ấn tượng.

Với lĩnh vực giáo dục, chỉ số này của Việt Nam: 0,515, nếu so với thế giới và các nhóm nước như trên, sẽ lần lượt là: 1,04 lần, 1,18 lần, 1,38 lần và 1,96 lần; gần bằng nhóm nước HDI cao (90,2%), đứng trên 27 nước trong nhóm nước HDI trung bình (Nauy đứng đầu thế giới: 0,859).

Tuy nhiên, sự bất bình đẳng thuộc lĩnh vực thu nhập ở Việt Nam còn khá lớn, chỉ số phát triển con ngư???i có điều chỉnh thuộc lĩnh vực thu nhập của Việt Nam chỉ có: 0,483, thấp hơn cả mức trung bình của thế giới, nhóm nước đang phát triển và cả nhóm nước HDI trung bình (theo thứ tự trên Việt Nam chỉ bằng 82,1%, 90,3%, 96,0%) và chỉ cao hơn nhóm nước HDI thấp (1,31 lần). Sự bất bình đẳng trong thu nhập ở Việt Nam càng rõ hơn trong năm 2018, Khi thu nhập bình quân đầu ngư???i/tháng của nhóm 5 là 9.320 nghìn đồng trong khi chỉ tiêu này của nhóm 1 chỉ có: 932 nghìn đồng, nghĩa là nhóm 5 gấp 10 lần nhóm 1 (Niên giám Thống kê 2018); Có thể thấy rõ hơn sự bất bình đẳng qua H?? số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (Hệ số Gini), tính chung trong thời kỳ 2010-2017 của Việt Nam là 0,348, thứ 60 trong 155 nước trên thế giới (UNDP, HDI 2018) như vậy, Việt Nam đứng vào nhóm 40% nước có sự bất bình đẳng về thu nhập không nhiều trên thế giới; Việt Nam 
có Hệ số Gini thấp hơn 7 nước ASEAN (do có ba nước ASEAN: Campuchia, Brunaay, Singapore không có Hệ số Gini). Ở đây cần lưu ý, tất cả các nước trên thế giới đều có sự bất bình đẳng về thu nhập, kể cả những nước giầu như Mỹ (hệ số Gini: 0,415). Ajecbajan là nước có hệ số Gini ít nhất trong 155 nước (0,168), tức là nước bất bình đẳng về thu nhập ít nhất, trong khi nước bất bình đẳng về thu nhập nhiều nhất thế giới là Namibia (0,610). Tuy nhiên, theo Tổng cục Thống kê (Niên giám Thống kê 2018), hệ số Gini năm 2018 của Việt Nam lên tới 0,42.
 ;
Một vấn đề nổi bật nhất khi đề cập tới sự bất bình đẳng trong xã hội là sự bất bình đẳng về giới. Chỉ số bất bình đẳng giới (GII) là chỉ số đo lường mức độ bất bình đẳng của mỗi quốc gia theo các yếu tố sức khỏe, quyền lực và thị trường lao động, được hình thành từ ba chỉ số thành phần: Chỉ số sức khỏe, chỉ số quyền lực và chỉ số tham gia thị trường lao động. Việt Nam có những thành tích nhất định trong việc nâng dần vị thế của phụ nữ trên mọi phương diện, nhưng vẫn còn không ít những bất bình đẳng về giới. Chỉ số bất bình đẳng về giới (Gender Inquality Index - GII) của Việt Nam 2017: 0,304 xếp thứ 67, GII ít nhất thuộc về Swizeland (0,039) trở thành nước đứng đầu thế giới về sự bình đẳng giới; nước bất bình đẳng về giới nhiều nhất là Yemen (0,834). Trong các nước ASEAN, Việt Nam đứng thứ 4 sau Singapore, Brunây, Malaixia. Việt Nam có tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hội trong tổng số đại biểu Quốc hội (26,7%) cao hơn tỷ lệ này của thế giới (23,5%), của các nước đang phát triển (21,9%), của nhóm nước HDI trung bình (21,8%), đứng thứ 3 trong 10 nước ASEAN (Sau Philipin: 29,1%, Lào: 27,5%)./.

Trang web giải trí trực tuyến MG