Việt Nam tiếp tục thăng hạng chỉ số đổi mới sáng tạo, chỉ số xuất khẩu hàng hóa sáng tạo dẫn đầu thế giới

|

Việt Nam tiếp tục thăng hạng chỉ số đổi mới sáng tạo, chỉ số xuất khẩu hàng hóa sáng tạo dẫn đầu thế giới

Chiều ngày 26/9/2024 theo giờ Việt Nam, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã tổ chức lễ công bố Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index - GII) năm 2024 tại Thụy Sĩ. Theo công bố của WIPO, Việt Nam xếp thứ 44/133 quốc gia, tăng từ vị trí 46 vào năm 2023, với kết quả này, Việt Nam đã thăng hai bậc trong bảng xếp hạng Đổi mới sáng tạo toàn cầu.
 
Đáng chú ý, Việt Nam có 3 chỉ số dẫn đầu thế giới gồm nhập khẩu công nghệ cao, xuất khẩu công nghệ cao, xuất khẩu hàng hóa sáng tạo. Đặc biệt, đây là lần đầu tiê;n chỉ số xuất khẩu hàng hóa sáng tạo của Việt Nam đạt vị trí dẫn đầu thế giới sau khi xếp hạng 3 năm 2023. Ngoài ra, các chỉ số về đầu tư mạo hiểm đang có xu hướng phát triển tốt, số lượng thương vụ đầu tư mạo hiểm tăng lê;n vị trí 50/133 quốc gia, nền kinh tế, số thương vụ nhận được vốn đầu tư mạo hiểm tăng lê;n vị trí 44/133.
 
Tiến bộ về chỉ số GII của Việt Nam giai đoạn 2017-2024

 
Theo đánh giá của WIPO, Việt Nam là một trong 8 quốc gia thu nhập trung bình trong top 70 quốc gia đã có những tiến bộ nhanh nhất về đổi mới sáng tạo trong hơn thập kỷ qua, gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và Morocco. Cùng với Ấn Độ và Moldova, Việt Nam là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục có thành tích vượt trội so với mức độ phát triển trong 14 năm liê;n tiếp. Kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển của Việt Nam trong suốt 14 năm qua đã cho thấy hiệu quả trong việc chuyển các nguồn lực đầu vào thành kết quả đầu ra đổi mới sáng tạo.
 
Báo cáo GII của WIPO cũng nhấn mạnh, điểm số các trụ cột của Việt Nam cao hơn các quốc gia ở nhóm thu nhập trung bình thấp và thậm chí còn cao hơn nhóm thu nhập trung bình cao, ngoại trừ trụ cột về nguồn nhân lực và nghiê;n cứu. Cụ thể: Trụ cột cơ sở hạ tầng (xếp hạng 56, tăng 14 bậc từ vị trí 70 năm 2023); trình độ phát triển của thị trường (xếp hạng 43, tăng 6 bậc); trình độ phát triển của doanh nghiệp (xếp hạng 46, tăng 3 bậc); sản phẩm tri thức và công nghệ (xếp hạng 44, tăng 4 bậc).
 
Thứ hạng của các quốc gia khu vực ASEAN giai đoạn 2017-2024

 
Ngoài 3 chỉ số đứng đầu thế giới, GII năm 2024 còn ghi nhận Việt Nam có 3 chỉ số thuộc nhóm 10 quốc gia dẫn đầu thế giới gồm: Tốc độ tăng năng suất lao động (xếp hạng 3); số lượng ứng dụng điện thoại thông minh được tạo ra (xếp hạng 7) và phần chi nghiê;n cứu và phát triển do doanh nghiệp trang trại/tổng chi nghiê;n cứu và phát triển (xếp hạng 9).
 
Phát biểu ghi hình tại sự kiện công bố Báo cáo GII 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo là yê;u cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiê;n hàng đầu của các nước trong quá trình phát triển nhanh, bền vững. Trong quá trình đổi mới sáng tạo, Việt Nam xác định quan điểm phải lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể, người dân phải thực sự được hưởng thụ thành quả của đổi mới sáng tạo. Theo Thủ tướng, Việt Nam cổ vũ đổi mới sáng tạo vì mục tiê;u hòa bình, hợp tác và phát triển trê;n thế giới và khu vực. Đổi mới sáng tạo cần phải có cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, đề cao chủ nghĩa đa phương, kê;u gọi sự hợp tác quốc tế trong quá trình thúc đẩy tiến trình đổi mới sáng tạo. Do đó, Thủ tướng kê;u gọi các nước phát triển, tiê;n tiến và có điều kiện hơn ủng hộ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các nước đang phát triển, các nước nghèo, có điều kiện khó khăn hơn về xây dựng thể chế, về ưu đãi nguồn tài chính, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển giao công nghệ tiê;n tiến và quản trị thông minh.
 

 
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, những kết quả này có được là nhờ những chỉ đạo quyết liệt, thường xuyê;n, liê;n tục của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ cũng như nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức khoa học và công nghệ, các tổ chức hỗ trợ đổi mới sáng tạo và cộng đồng doanh nghiệp trong những năm qua, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế đang có sự phục hồi tương đối sau tác động nặng nề của đại dịch COVID-19. Các doanh nghiệp đã tích cực, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đổi mới sáng tạo, thể hiện rất rõ về tỷ lệ chi cho nghiê;n cứu và phát triển của doanh nghiệp chiếm phần lớn trong tổng chi nghiê;n cứu và phát triển, tăng cường liê;n kết viện - trường - doanh nghiệp, liê;n kết cụm.
 
Để duy trì và tiếp tục cải thiện thứ hạng GII một cách bền vững, Việt Nam cần tiếp tục chú trọng các yếu tố đầu vào của đổi mới sáng tạo, trong đó lưu ý cải thiện các nhóm chỉ số hiện còn chưa tốt. Cần có các đột phá trong cơ chế, chính sách, tạo động l??c cho phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo; ứng dụng kết quả vào sản xuất để phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo thực sự là lực lượng sản xuất trực tiếp, là động l??c chính của mô hình tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế số. Bê;n cạnh đó, cần nâng cao năng l??c của doanh nghiệp về tiếp thu, làm chủ và từng bước tham gia tạo ra công nghệ. Tăng cường nhập khẩu và năng l??c tiếp thu công nghệ tiê;n tiến của thế giới; ưu tiê;n các dự án thân thiện với môi trường, có tiềm năng đóng góp lan tỏa, liê;n kết với doanh nghiệp trong nước để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Tiếp tục phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, trong đó quan tâm đến các khởi nghiệp sáng tạo có tác động tích cực đến môi trường và xã hội.

Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) là bộ công cụ uy tín đánh giá xếp hạng năng l??c đổi mới sáng tạo của các quốc gia được WIPO phối hợp với nhiều đơn vị thực hiện kể từ năm 2007.
 
Qua 17 lần công bố, báo cáo GII giúp đánh giá năng l??c đổi mới sáng tạo quốc gia và sự phát triển so với các nền kinh tế trong cùng khu vực hoặc nhóm thu nhập. Qua các chỉ số, mỗi quốc gia thấy được bức tranh toàn cảnh cũng như các điểm mạnh, điểm yếu từ đó có điều chỉnh về chiến lược chính sách kinh tế và đổi mới sáng tạo. Để xếp hạng các quốc gia sẽ dựa vào 81 chỉ số, tính bằng giá trị trung bình thuộc hai bảng chỉ số phụ đầu vào và đầu ra đổi mới sáng tạo gồm 7 trụ cột: Thể chế vĩ mô; nguồn nhân lực và nghiê;n cứu; cơ sở hạ tầng; thị trường và môi trường kinh doanh; trình độ phát triển của thị trường; tri thức và công nghệ, sản phẩm sáng tạo.
 
Tại Việt Nam, Chính phủ sử dụng bộ chỉ số này như một trong các công cụ quản lý điều hành quan trọng. Sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và vào cuộc của các bộ ngành trong việc chủ động phát hiện nguyê;n nhân, hạn chế, từ đó có kế hoạch, giải pháp điều chỉnh chính sách góp phần cải thiện các chỉ số thành phần./.
 
T.H


Trang web Three Monkeys Entertainment