Tháo gỡ “điểm nghẽn” để phát triển thị trường khoa học và công nghệ

|

Tháo gỡ “điểm nghẽn” để phát triển thị trường khoa học và công nghệ

Thực trạng phát triển

Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2013 và Quyết định số 1158/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020 và đến năm 2030. Đến nay, thị trường KH&CN Việt Nam dần hình thành, phát triển và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Theo đó, thể chế, chính sách phát triển thị trường KH&CN từng bước được hoàn thiện; nguồn cung hàng hóa KH&CN ngày càng tăng, kết quả nghiên cứu dần trở thành hàng hóa được các doanh nghiệp đón nhận. Bên cạnh đó, nhu cầu, năng lực tiếp nhận, hấp thụ và làm chủ công nghệ của các doanh nghiệp ngày càng được cải thiện. Các tổ chức trung gian cũng từng bước được hình thành và phát triển, công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm KH&CN tiếp tục được đẩy mạnh. Nhờ đó, thị trường KH&CN từng bước khẳng định vai trò then chốt trong việc thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 134/2020/QH14 của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn trong nhiệm kỳ khoá XIV và một số Nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII trong lĩnh vực khoa học và công nghệ cho thấy, nguồn cung của thị trường KH&CN từ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của các viện nghiên c??u, trường đại học, các doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo, chiếm khoảng 25% thị phần hàng hoá KH&CN, được các doanh nghiệp Việt Nam tiêu thụ. Nhiều kết quả nghiên cứu từ khu vực viện, trường đã được chuyển giao cho doanh nghiệp. Ở khối trường học, điển hình là Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh có doanh thu từ hoạt động chuyển giao công nghệ giai đoạn 2009-2019 đạt khoảng 1.300 tỷ đồng; năm 2017, 2018 đạt doanh thu cao nhất với lần lượt: 182,6 tỷ đồng và 197,7 tỷ đồng. Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam hiện có trên 400 công nghệ có thể giới thiệu với doanh nghiệp để chuyển giao, hằng năm có khoảng 40-50 sáng chế và giải pháp hữu ích được cấp. Cụ thể, theo báo cáo thường niên của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, năm 2022, có 702 đề tài, nhiệm vụ KH&CN các cấp được thực hiện với tổng kinh phí là 629,6 tỷ đồng. Từ 1/11/2021-31/10/2022 có 54 văn bằng sở hữu trí tuệ (gồm 36 bằng độc quyền giải pháp hữu ích và 18 bằng độc quyền sáng chế), 2.151 công trình công bố trong nước và quốc tế (trong đó có 1.629 công trình trên tạp chí quốc tế, chiếm tỷ lệ 76%), cùng với 68 sách chuyên khảo được thực hiện bởi các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Đến nay, đã có 1.683 hợp đồng chuyển giao KH&CN được ký với tổng kinh phí gần 551 tỷ đồng; trong đó kinh phí được thực hiện trong năm 2022 là 263,5 tỷ đồng.

 

Thị trường KH&CN Việt Nam dần hình thành, phát triển và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận

Tính đến hết năm 2022, cả nước có hơn 800 tổ chức trung gian của thị trường KH&CN (riêng thành phố Hồ Chí Minh có 126 tổ chức) bao gồm: 20 sàn giao dịch công nghệ tại các địa phương; 63 trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN, trung tâm thông tin KH&CN; 4 khu công nghệ cao; 8 công viên phần mềm; 186 tổ chức cung cấp dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp...

Tuy nhiên, về tổng thể, thị trường KH&CN Việt Nam còn tồn tại một số rào cản, cần sớm được tháo gỡ, khắc phục. Chỉ thị 25/CT-TTg ngày 05/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển thị trường KH&CN đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập (Chỉ thị 25) đã chỉ ra một số điểm tồn tại cụ thể: Hệ thống chính sách, pháp luật về chuyển giao công nghệ, sàn giao dịch công nghệ còn chưa đồng bộ, thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo động lực cho thương mại hóa, đẩy mạnh cung - cầu công nghệ; công tác phối hợp giữa các bộ, ngành chưa tốt; còn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn cung công nghệ từ nước ngoài; nhiều kết quả nghiên cứu chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường; hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu còn trầm lắng; doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn cung công nghệ có chất lượng; năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ của doanh nghiệp còn yếu; các tổ chức trung gian chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn, môi giới, xúc tiến, chuyển giao công nghệ còn yếu; thiếu các tổ chức trung gian có vai trò đầu mối với quy mô cấp vùng, quốc gia và kết nối với thị trường quốc tế.

Thực tế cho thấy, mặc dù nguồn cung đa dạng và phong phú, nhưng lượng hàng hóa KH&CN từ các nhà cung cấp Việt Nam còn khá khiêm tốn, mới chiếm được sự quan tâm của chưa đến 16% doanh nghiệp trong ngành. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là phần lớn kết quả nghiên cứu và tài sản trí tuệ của các viện nghiên c??u, trường đại học ở trong nước chưa thực sự trở thành hàng hoá KH&CN có thể lưu thông trên thị trường; còn khó khăn trong thương mại hoá kết quả nghiên cứu được hình thành từ ngân sách Nhà nước.

Ở chiều ngược lại, nhu cầu của thị trường KH&CN cũng chưa được đẩy mạnh. Mặc dù nhu cầu của bộ phận tiêu dùng hàng hóa KH&CN gồm cả cá nhân và doanh nghiệp khá cao nhưng việc giao dịch mua bán chủ yếu dưới hình thức hợp đồng mua sắm máy móc, thiết bị, vật tư; yếu tố thương mại công nghệ còn hạn chế. Theo số liệu thống kê chuyển giao công nghệ của các địa phương, giai đoạn 2021-2022, cả nước chỉ có 161 hợp đồng chuyển giao công nghệ (gồm cả hợp đồng được gia hạn, sửa đổi, bổ sung), với giá trị khoảng trên 30 nghìn tỷ. Trong đó chủ yếu là hợp đồng chuyển giao công nghệ tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với 130 hợp đồng, trị giá trên 28 nghìn tỷ đồng. Có rất ít hợp đồng được các bên thỏa thuận chuyển giao đối tượng công nghệ kèm theo máy móc, thiết bị. Hình thức chuyển giao công nghệ chủ yếu thông qua 2 hình thức là chuyển giao công nghệ độc lập và dự án đầu tư với phương thức chuyển giao công nghệ chủ yếu là chuyển giao tài liệu về công nghệ, đào tạo cho bên nhận công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật cho bên nhận công nghệ.

Giải pháp phát triển đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025, giá trị giao dịch hàng hóa khoa học và công nghệ tăng bình quân 25% và tăng trên 30% đối với một số lĩnh vực, ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Tỷ trọng giao dịch tài sản trí tuệ đạt trên 15%, tỷ trọng giao dịch các công nghệ nhập khẩu từ các nước phát triển đạt 30%. Tỷ trọng giao dịch công nghệ từ các viện nghiên c??u, trường đại học Việt Nam đạt trên 35% trong tổng giao dịch công nghệ có nguồn gốc trong nước. Hình thành và phát triển tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ với 80 tổ chức trung gian và 3 mạng lưới các tổ chức trung gian chuyên sâu cho 3 ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Phấn đấu đến năm 2030, giá trị giao dịch hàng hóa khoa học và công nghệ hàng năm tăng mạnh, bình quân đạt 30%, trên 35% đối với một số lĩnh vực, ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Tỷ trọng giao dịch tài sản trí tuệ đạt trên 20%, tỷ trọng giao dịch các công nghệ nhập khẩu từ các nước phát triển đạt 35%. Tỷ trọng giao dịch công nghệ từ các viện nghiên c??u, trường đại học Việt Nam đạt trên 40% trong tổng giao dịch công nghệ có nguồn gốc trong nước. Phát triển tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ: trên 240 tổ chức trung gian và 6 mạng lưới tổ chức trung gian chuyên sâu cho 6 ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Số hóa các kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ có tiềm năng thương mại hóa trên thị trường. Hiện đại hóa hệ thống hạ tầng quốc gia của thị trường khoa học và công nghệ, kết nối hiệu quả với mạng lưới tổ chức trung gian khu vực và toàn cầu.

Để tháo gỡ các điểm nghẽn, tiếp tục thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập trong thời gian tới, tại Chỉ thị 25, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiều nhiệm vụ có liên quan, trong đó có nhiệm vụ cần được triển khai ngay trong giai đoạn 2023-2025. Một số nhiệm vụ cụ thể như:

Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới, rà soát tổng thể và đề xuất các giải pháp phù hợp, phương án điều chỉnh, bổ sung, tháo gỡ các rào cản, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về thị trường KH&CN, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, trong đó: (1) Rà soát, đề xuất, ban hành các quy định pháp luật về góp vốn, thoái vốn khi tổ chức, cá nhân góp vốn bằng kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ, tài sản hình thành từ nhiệm vụ KH&CN, hoàn thành trong năm 2024; (2) Chủ trì xây dựng, triển khai các chính sách cụ thể để thu hút chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia người nước ngoài tham gia vào hoạt động phát triển thị trường KH&CN tại Việt Nam, hoàn thành trong giai đoạn 2024-2025; (3) Chủ trì xây dựng báo cáo hằng năm về thị trường KH&CN, xây dựng, ban hành các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá hoạt động của thị trường KH&CN và hướng dẫn các bộ, cơ quan, địa phương áp dụng; (4) Chủ trì nghiên cứu, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản pháp lý về sàn giao dịch công nghệ để bảo đảm thị trường KH&CN hoạt động công khai, minh bạch, lành mạnh và bền vững.

Ngoài ra, cần phối hợp, hỗ trợ các địa phương hình thành và phát triển 03 sàn giao dịch công nghệ trọng điểm tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và một số sàn giao dịch KH&CN cấp địa phương; xây dựng, đưa vào sử dụng trong năm 2024 cổng thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường KH&CN; nghiên cứu, đề xuất thí điểm chính sách tạo động lực thương mại hóa, đưa nhanh kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ được tạo ra từ ngân sách nhà nước vào sản xuất, kinh doanh, báo cáo cấp có thẩm quyền trong năm 2024; nghiên cứu, đề xuất phương án thúc đẩy doanh nghiệp thành lập và sử dụng hiệu quả quỹ phát triển KH&CN trong hoạt động tái đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh nghiệp.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ KH&CN rà soát và đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công để làm rõ các quy định về việc quản lý tài sản hình thành từ nhiệm vụ KH&CN sử dụng vốn nhà nước, phù hợp với thông lệ quốc tế và tính đặc thù của kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoàn thành trong năm 2023.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách liên quan đến tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ xanh, tiết kiệm năng lượng phục vụ ngành hàng xuất khẩu chủ lực và công nghệ tiên tiến có khả năng tạo giá trị gia tăng cao.

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ KH&CN, Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát và đề xuất giải pháp phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho viên chức tham gia, quản lý, điều hành doanh nghiệp khởi nguồn trong các đơn vị sự nghiệp công lập, các viện nghiên c??u, trường đại học (spin-off); hoàn thành trong năm 2024.

Đối với các đơn vị có chức năng nghiên cứu như Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, cần chủ động nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, chính sách mới nhằm thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo nhu cầu và đơn hàng của doanh nghiệp để tăng cung, kích thích cầu hàng hóa KH&CN; thúc đẩy thương mại hóa, đưa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ vào sản xuất kinh doanh. Chủ động tổ chức, tham gia các sự kiện xúc tiến thị trường KH&CN, sàn giao dịch công nghệ, điểm kết nối cung - cầu công nghệ; tham gia và trở thành thành viên của các hiệp hội tư vấn xúc tiến thị trường KH&CN của khu vực và quốc tế.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao cần nghiêm túc, có trách nhiệm quán triệt và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của mình./.

Duy Hưng
Website chính thức Giải trí Tối cao 5 Cực Hot