Quản lý đô thị hiệu quả: Kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới

|

Quản lý đô thị hiệu quả: Kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới

Hiện trạng phát triển

Hiện nay, tại phần lớn các nước phát triển, do quá trình cô;ng nghiệp hóa diễn ra sớm nên quá trình đô; thị hóa cũng bắt đầu sớm. Đặc trưng cho quá trình đô; thị hóa ở đây là mức tăng tỷ lệ dân cư ở các thành phố tương đối cao và đẩy mạnh quá trình hình thành các thành phố cực lớn (cụm đô; thị, siêu đô; thị). Tuy vậy, nhịp độ gia tăng số dân thành thị ở các nước này trong thời gian gần đây đã bắt đầu chậm lại.

Trong khi đó, sự bùng nổ dân số ??i liền với “bùng nổ đô; thị hóa” ở các nước đang phát triển vẫn có xu hướng gia tăng. Điểm nổi bật của quá trình này là; sự thu hút cư dân nô;ng thô;n tới các thành phố lớn, trước hết là thủ đô; nhằm tìm kiếm những việc làm có thu nhập khá hơn. Nhịp độ đô; thị hóa cao đã kéo theo sự phát triển khô;ng cân đối giữa các khu vực thành thị và nô;ng thô;n.

Tại các nước đang phát triển, quá trình đô; thị hóa phát triển góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của đất nước, song cũng gây ra sức ép đối với các vấn đề kinh tế - xã hội bên cạnh áp lực dân số. Với sự gia tăng của đội ngũ lao động nô;ng thô;n thiếu kỹ năng nhập cư vào các đô; thị thì bài toán tạo việc làm và nơi cư trú cho họ là một thách thức khô;ng dễ giải đối với chính quyền các đô; thị. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), đến năm 2025, 1 tỷ việc làm mới cần được tạo ra để đáp ứng nhu cầu tìm việc làm của số cư dân tăng thêm tại các đô; thị ở các nước đang phát triển.

Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh của các đô; thị ở các nước đang phát triển đi kèm với ô; nhiễm mô;i trường, thiếu nhà ở và nước sạch là những vấn nạn “kinh niên” ở các thành phố này. Tại thành phố Sao Paulo, Brazil, số liệu thống kê cho thấy hàng triệu người dân đang phải sống trong những căn nhà tạm bợ, thiếu tiện nghi cơ bản.

Sự quá tải và phát triển quá mức ở khu vực trung tâm thành phố còn dẫn đến những hệ lụy về mô;i trường đô; thị. Thành phố Mexico là một dẫn chứng điển hình, với hơn 90% khô;ng gian của thành phố là để xây dựng nhà cửa, trong khi khô;ng gian mở chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. Tỷ lệ “khô;ng gian xanh” ở thành phố này còn thấp hơn rất nhiều so với các thành phố có mật độ dân cư cao nhất ở châu Âu hay Bắc Mỹ.

vậy, để quản lý đô; thị hiệu quả, các quốc gia cần phải xây dựng đường giao thô;ng, cầu, cống, đường ống nước, nhà ở với giá cả phải chăng, đồng thời hệ thống xử lý chất thải rắn cũng như khô;ng gian xanh, nạn ô; nhiễm khô;ng khí cũng cần được giải quyết kịp thời. Đây chính là nhiệm vụ khó khăn cho các nhà quản lý đô; thị ở bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là tại các nước đang phát triển có dân số tăng nhanh.

Theo các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB), đối với các nước đang phát triển, quy hoạch vùng và quản lý đô; thị là vấn đề vô; cùng cần thiết để có thể mang đến cho cả khu vực khô;ng gian phát triển tốt và bền vững, cũng như đáp ứng nhu cầu về việc làm, nhà ở, dịch vụ y tế... của các tầng lớp dân cư khác nhau trong đô; thị.


Kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới

Singapore: Quy hoạch sáng tạo, thiết kế thô;ng minh và phát triển bền vững

Trong các cuộc điều tra khác nhau từ nhỏ đến lớn, Singapore đã liên tục được các chuyên gia hàng đầu thế giới xếp hạng là đô; thị đáng sống, phát triển bền vững và sống tốt trên toàn cầu.

 

Ảnh minh họa, nguồn Internet

Có thể nói, quy hoạch sáng tạo, thiết kế thô;ng minh, quản lý và phát triển đô; thị bền vững của Singapore là kinh nghiệm quý báu mà các nước trên thế giới có thể học hỏi. Đó là bài học về một quốc gia có tốc độ đô; thị hóa nhanh, nhưng lại mang đến cho người dân cuộc sống chất lượng, đảm bảo phát triển bền vững.

Singapore có được cảnh quan đô; thị văn minh, hiện đại và “thân thiện mô;i trường” như ngày nay, trước hết là nhờ vào quy hoạch tổng thể 1/5.000 có từ rất sớm (năm 1971) và được thực hiện cho đến nay. Quy hoạch tổng thể Singapore được phân ra từng khu nhà cao tầng (trên 10 tầng), cao trung bình (3-10 tầng) thấp tầng (1-2 tầng) và có tính đến bảo tồn kiến trúc cổ cũng như bản sắc văn hóa của 4 tộc người (bản địa, Hoa, Malaysia và Ấn Độ). Bản quy hoạch tổng thể cũng thể hiện việc kết nối hạ tầng (nước sạch, thoát nước, xử lý nước thải, điện, điện thoại…) do nhà nước đầu tư. Do tập trung phát triển ngành cô;ng nghiệp sạch nên Singapore xây dựng các khu đô; thị vệ tinh để giảm chi phí đi lại, tiết kiệm trong sinh hoạt và giải quyết lao động tại chỗ.

Đưa thiên nhiên gần gũi với con người là chủ trương của quản lý đô; thị. Tô;n trọng thiên nhiên, hòa quyện thiên nhiên vào đô; thị để giúp đô; thị được “mềm mại hóa” các khía cạnh “thô; cứng” của một khung cảnh đô; thị với hàng loạt cao ốc. Bằng cách áp dụng các chiến lược như “vườn trong phố”, “vườn tường”, “vườn mái”, “vườn ở bất cứ đâu”… Singapore hiện đang có độ che phủ bằng cây xanh thuộc hạng cao nhất thế giới. Bên cạnh đó, Singapore đã tìm cách phát huy tối đa tiềm năng của khô;ng gian cô;ng cộng bằng cách kết hợp hiệu quả giữa các hoạt động thương mại và giải trí để mang lại sự hài lòng cho người dân.

Ngay từ khi triển khai thực hiện quy hoạch chung phát triển Singapore (1960-1970), Chính phủ nước này đã có hàng loạt chương trình tuyên truyền cho người dân thực hiện nếp sống văn minh tại các khu cô;ng cộng, chung cư cao tầng, phân tích những mặt thuận lợi khi ở nhà cao tầng, từ đó tạo dần thói quen cho người dân sống trong chung cư cao tầng. Tất cả nhà cửa, đường phố, cây cối, xe cộ… đều sạch sẽ, khô;ng có rác thải nhờ các quy định chặt chẽ của pháp luật và người dân nơi đây ý thức đến mức có thể gọi là văn minh tự giác trong mọi sinh hoạt đời sống. Chính từ ý thức tự giác này mà Chính phủ Singapore tiết kiệm được rất nhiều chi phí để ngăn chặn ô; nhiễm mô;i trường, xử lý rác thải hay vi phạm.

Singapore cũng đã ứng dụng chiến lược năng lượng thấp trong các tòa nhà, đồng thời phát triển hệ thống giao thô;ng cô;ng cộng hiệu quả. Đây chính là chiến lược tổng thể nhằm giảm tiêu thụ năng lượng và đảm bảo phát triển bền vững. Singapore có; sự kết hợp rải rác giữa các tòa nhà cao tầng với các tòa nhà thấp tầng, tạo ra một dải chân trời nhấp nhô; nhưng khô;ng lộn xộn để tạo cảm giác bớt đô;ng đúc trong một khô;ng gian chật hẹp.

Nhật Bản: Phát triển đô; thị hài hòa với mô;i trường, giảm thiểu carbon

Nhật Bản đã phải đối mặt với thời kỳ kinh tế tăng trưởng cao do dân số gia tăng quá nhanh, tập trung tại các đô; thị lớn nên tình trạng đô; thị phát triển tràn lan, tự phát đã xảy ra. Đối phó với tình trạng này, Nhật Bản đã đưa ra phương án hạn chế mở rộng và kiểm soát mở rộng đô; thị, đưa ra kế hoạch xây dựng hạ tầng đô; thị bằng hệ thống phân chia thành các khu vực, bao gồm khu vực điều chỉnh đô; thị, khu vực hóa đô; thị, mở rộng khu vực đô; thị hóa.

Nhật Bản mở rộng và phát triển đô; thị bằng cách xây dựng các khu đô; thị mới. Với mục tiêu phát triển đô; thị hài hòa với mô;i trường, hiện nay Nhật Bản đã đạt được các thành tựu trong việc xây dựng các mô; hình đô; thị thô;ng minh, đô; thị xanh và sinh thái. Các dự án phát triển đô; thị gồm: Dự án phát triển khu dân cư đô; thị và các dự án xây dựng hạ tầng. Các dự án này đều yêu cầu đảm bảo chất lượng mô;i trường đô; thị và làm hài lòng các nhóm lợi ích tham gia phát triển. Dự án phát triển khu dân cư đô; thị được phân thành 2 loại: Dự án phát triển đô; thị mới gắn với các khu cô;ng nghiệp, khu kinh tế và dự án tái phát triển khu dân cư hiện có. Dự án góp phần chính xác hoá các bản quy hoạch chung đô; thị, trên nền tảng các dự án được xác định theo thứ tự ưu tiên, việc lập dự án khả thi được tiến hành. Trong các khu vực lập dự án, việc cấp giấy phép chuyển đổi chức năng sử dụng đất, đền bù giải phóng mặt bằng tới việc xây dựng cô;ng trình kiến trúc đều được coi trọng.

Với xu hướng dân số giảm hiện nay và trong tương lai, Nhật Bản sẽ xây dựng đô; thị nhỏ gọn, thân thiện mô;i trường, giảm lượng carbon (CO2), nâng cao sự tiện lợi của giao thô;ng cô;ng cộng và phát triển đô; thị trung tâm, đồng thời tiến hành chiến lược thô;ng minh, thu gọn các vùng ngoại ô;, đạt được đô; thị bền vững.
Mới đây, Chính phủ Nhật Bản đã kêu gọi giảm 25% lượng khí thải nhà kính vào năm 2020, thô;ng qua việc đưa ra chính sách thuế carbon để quyết tâm giảm phát thải carbon xuống mức thấp nhất tại các thành phố lớn.

Sự phát triển đô; thị của Nhật Bản hướng tới đô; thị hài hòa thân thiện với mô;i trường được thể hiện rõ   ở Tokyo. Thành phố Tokyo được quy hoạch với tầm nhìn và mục tiêu phát triển về hạ tầng, mô;i trường, an ninh, văn hóa, du lịch và cô;ng nghiệp trình độ cao. Để thực hiện quy hoạch và đạt được mục tiêu đề ra, chính quyền Tokyo đã thiết lập Trung tâm “Xây dựng thành phố giảm thiểu carbon” và “Xây dựng đô; thị xanh” để lập và tiến hành các dự án chiến lược chính.

Tokyo đã triển khai một số dự án/chương trình điển hình như: Chiến lược sử dụng các cô;ng nghệ tiết kiệm năng lượng; Đô; thị sử dụng tối đa hóa năng lượng tái tạo; Xây dựng hệ thống giao thô;ng bền vững; Phát triển các cô;ng nghệ mô;i trường mới và tạo lập lĩnh vực kinh doanh về mô;i trường, chuyển dịch sang giảm thiểu carbon.

Một dự án trọng tâm là phục hồi cảnh quan Tokyo dựa trên yếu tố mặt nước và các hành lang xanh. Dự án này góp phần tạo dựng việc kết nối các khô;ng gian xanh hiện hữu cũng như phát triển thêm các khô;ng gian xanh mới. Có thể nói, tại Nhật Bản, chính quyền thủ đô; Tokyo đã đi trước Chính phủ trong việc thiết lập nhiều chính sách kiểm soát ô; nhiễm, nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Tokyo đã kêu gọi giảm 30% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2020 và 80% vào năm 2050, giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch bằng cách thiết lập những khuô;n khổ thích hợp cho năng lượng tái sinh, cô;ng nghệ bảo tồn năng lượng và các hệ thống vận chuyển đa hình thái.

Các chính sách về mô;i trường của Tokyo thể hiện quyết tâm đem lại một mô;i trường trong sạch và an toàn cho toàn bộ người dân thành phố, bảo vệ mô;i trường phải song hành cùng tăng trưởng kinh tế. Chính phủ Nhật Bản cũng đề cao vai trò đi đầu của chính quyền Tokyo và mô; hình của Tokyo đã được nhân rộng cho hầu hết các thành phố của Nhật Bản, thậm chí còn lan sang các nước láng giềng.

Hiện nay, trong quá trình phát triển, tất cả các đô; thị trên thế giới đều đang hướng tới mục tiêu phát triển đô; thị bền vững. Bài học kinh nghiệm về quy hoạch và quản lý đô; thị tại các nước như: Singapore, Nhật Bản… sẽ giúp cho quá trình hoạch định chính sách và lập quy hoạch, tạo mô;i trường tốt hơn cho các đô; thị trên thế giới./.
Trúc Linh
 
Trang chủ Unicorn Tips Entertainment