Những năm qua, nhằm thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác dân tộc; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, t??nh Điện Biên đã tích cực tập trung triển khai quyết liệt, sâu, rộng các chính sách dân tộc trên địa bàn. Đặc biệt là ba Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) với trọng tâm là Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn I, từ năm 2021-2025.
Nhiều chương trình, dự án được t??nh Điện Biên triển khai đầu tư, nhằm giúp đỡ cho các gia đình, đối tượng
đặc biệt khó khăn thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống (Ảnh: VGP)
Để phù hợp với điều kiện thực tế trong tình hình mới, t??nh Điện Biên đã huy động cả hệ thống chính trị của Tỉnh vào cuộc. Đồng thời, chủ động, linh hoạt, phối hợp triển khai đồng bộ, kịp thời và hiệu quả các chương trình, dự án. Trong đó, tập trung xác định các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp, phạm vi, đối tượng thụ hưởng các dự án, tiểu dự án và dự kiến nhu cầu nguồn vốn để triển khai thực hiện Chương trình.
Sau 3 năm thực hiện, các dự án, tiểu dự án trong Chương trình đã mang lại kết quả đáng khích lệ, góp phần thúc đẩy hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo; các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên, cơ sở vật chất của trường lớp học, trạm y tế được quan tâm đầu tư, công tác chăm sóc y tế, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của Nhân dân tiếp tục được cải thiện. Cụ thể: Hệ thống đường ô tô đến trung tâm các xã đạt 100%, đường ô tô đến các bản đạt 72,7/70% (đạt mục tiêu của Chương trình); 100% thôn bản được đầu tư hệ thống nước sinh hoạt; 100% các thôn, bản có sông, suối, khe nước chảy được đầu tư thủy lợi; 100% các xã có trạm y tế xã đạt chuẩn, có trường mầm non, trường tiểu học, trường THCS để đảm bảo đào tạo kiến thức, tiếng phổ thông từ độ tuổi mầm non; trên 90% các thôn đã được đầu tư sử dụng điện lưới quốc gia.
Đầu tư xây dựng cây cầu mới giúp người dân tại các xã vùng sâu, vùng xa của t??nh Điện Biên
không còn phải chịu cảnh lội suối, ngồi bè mảng đi lại qua sông
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN đạt hiệu quả tích cực. Sau 3 năm triển khai thực hiện với 10 dự án thành phần, Chương trình đã làm thay đổi đáng kể diện mạo địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội nơi đây.
Tính đến hết năm 2023, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN t??nh Điện Biên đã huy động được tổng nguồn vốn gần 1.850.000 triệu đồng; Trong đó, vốn ngân sách Trung ương xấp xỉ là 1.720.000 triệu đồng; vốn ngân sách địa phương là 64.532 triệu đồng; vốn tín dụng chính sách là 51.500 triệu đồng và vốn huy động hợp pháp khác trên 11.100 triệu đồng. Đến 30/11/2023 đã giải ngân được 739.178 triệu đồng, đạt 39,98% kế hoạch.
Đối với các dự án phát triển kinh tế, Chương trình đã thực hiện hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề 217 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán 12.296 hộ, đầu tư 46 công trình nước sinh hoạt tập trung (dự án 1). Đầu tư 07 dự án sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư cho 466 hộ (dự án 2). Hỗ trợ bảo vệ rừng đối với rừng quy hoạch là rừng phòng hộ 5.374 ha. Hỗ trợ trồng rừng phòng hộ 66 ha; Hỗ trợ trồng rừng sản xuất 983 ha; thực hiện 98 dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, 514 dự án phát triển sản xuất cộng đồng (dự án 3). Đầu tư 348 công trình (169 công trình đường, 19 công trình điện, 80 công trình nhà sinh hoạt cộng đồng, 02 công trình trạm y tế, 10 công trình trường, 43 công trình thủy lợi, 07 công trình cầu, 08 công trình nước sinh hoạt, 02 công trình kè, 01 công trình hạ tầng thông tin, 05 công trình chợ), duy tu sửa chữa 196 công trình (dự án 4).
Nhờ những chính sách dân tộc, đời sống kinh tế người Hà Nhì ở cực Tây Tổ quốc đang dần vươn lên.
Nhóm dự án văn hóa - xã hội cũng được quan tâm đầu tư phát triển, trong 3 năm, đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 58 trường học; Mở 122 lớp xóa mù chữ cho 2.792 người; Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho 2.401 người; Bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho 1.999 người; Hỗ trợ đào tạo nghề cho 4.997 người... thuộc Dự án 5. Hỗ trợ 04 nghệ nhân người dân tộc thiểu số; mở 50 lớp tập huấn, bồi dưỡng truyền dạy văn hóa phi vật thể; thực hiện 02 dự án nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một; Hỗ trợ hoạt động cho 167 đội văn nghệ truyền thống... thuộc Dự án 6. Đầu tư 02 Trung tâm y tế huyện; Hỗ trợ đào tạo nhân lực y tế cho các huyện nghèo và vùng khó khăn; Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào DTTS&MN; Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em thuộc Dự án 7. Thành lập và vận hành 348 Tổ truyền thông cộng đồng; Thành lập mới, nâng cao chất lượng 47 địa chỉ tin cậy; thực hiện 115 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản; Thành lập, duy trì 81 câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi; Nâng cao năng lực cho 80 nữ cán bộ dân tộc thiểu số; thực hiện 29 cuộc Tập huấn hướng dẫn giám sát, đánh giá về bình đẳng giới cho cán bộ xã, thôn; thực hiện 18 cuộc Tập huấn lồng ghép giới (chương trình 2) cho cán bộ huyện, xã; thực hiện 44 cuộc Tập huấn lồng ghép giới (chương trình 3) cho cán bộ thôn bản thuộc Dự án 8.
Đặc biệt, đầu tư 05 công trình (03 công trình nhà văn hóa, 01 công trình đường, 01 công trình điện); Tổ chức 14 lớp tập huấn kiến thức sản xuất; Duy tu bảo dưỡng 07 công trình;… Tuyên truyền, vận động giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho 39.700 lượt người; phát hành 37.160 tờ rơi,… thuộc Dự án 9. Tập huấn, bồi dưỡng 40 lớp kiến thức, kỹ năng cho 2.410 lượt người có uy tín; biểu dương, tôn vinh 25 người có uy tín; Tổ chức gặp mặt, tọa đàm với 1.602 lượt người có uy tín. Về nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, đã tổ chức 21 lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho 1.339 người; thực hiện 52 đợt tuyên truyền phổ biến giáo dục, pháp luật 3.547 người; biên soạn và phát hành 28.584 tờ rơi… Ngoài ra Tỉnh còn phối hợp với một số cơ quan thông tấn báo chí Trung ương như: Báo Nhân dân, Báo Nông thôn ngày nay, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Giáo dục và Thời đại... tuyên truyền, vận động đồng bào tham gia thực hiện Chương trình thuộc Dự án 10.
Lễ hội Hoa Ban đã trở thành biểu tượng văn hóa cho mảnh đất, con người Điện Biên
Bên cạnh đó, thực hiện tốt các chính sách khác như: Chuyên đề “Dân tộc và phát triển"; chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; Chính sách cử tuyển; Chương trình phối hợp mang tính nhân văn cao, đảm bảo an sinh xã hội cho vùng đồng bào DTTS&MN của Tỉnh. Năm 2023 đã phát sóng 12 chương trình truyền hình với thời lượng 240 phút, 48 chương trình phát thanh với thời lượng 1.440 phút.
Về chính sách đối với người có uy tín: Cấp phát 190.576 tờ báo cho 1.244 người; thăm hỏi dịp Tết Nguyên đán, ốm đau, thiên tai… với tổng kinh phí là 823,6 triệu đồng. Đã cử 36 học sinh đi đào tạo trình độ đại học theo chế độ cử tuyển. Trong đó, ngành Sư phạm tiếng Anh 20 học sinh; ngành Giáo dục Tiểu học 02 học sinh; ngành Sư phạm Âm nhạc 09 học sinh; ngành Sư phạm Mỹ thuật 05 học sinh. Từ chương trình phối hợp giữa các cơ quan chức năng (Ban Dân tộc tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam) đã thăm, tặng quà người có uy tín; hộ nghèo, gia đình thương binh, liệt sĩ; học sinh nghèo vượt khó, có thành tích xuất sắc trong học tập tại huyện Mường Nhé.
Điện Biên bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc để phát triển du lịch
thành ngành kinh tế mũi nhọn
Để tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào DTTS&MN, trong thời gian tới, t??nh Điện Biên tiếp tục tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các Chương trình, dự án, chính sách dân tộc. Tăng cường huy động mọi nguồn lực, kêu gọi nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế và vốn xã hội hóa từ các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN. Cụ thể: Đối với các chính sách phát triển vùng đồng bào DTTS&MN cũng như phát triển các mô hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số, nâng cao thu nhập cần được triển khai đầy đủ, kịp thời; những mô hình hỗ trợ sản xuất, sinh kế cho người dân vùng đồng bào DTTS&MN đã tổ chức thực hiện cần phải đảm bảo duy trì tính ổn định, bền vững; Đẩy mạnh hơn nữa phân cấp, phân quyền cho các địa phương được chủ động trong việc quy định, tổ chức triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ; Ưu tiên tăng cường nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho vùng đồng bào DTTS&MN với định mức đầu tư phù hợp thực tế để đạt hiệu quả; Tiếp tục rà soát để tích hợp các chính sách hỗ trợ đảm bảo thống nhất, đồng bộ về phạm vi, đối tượng, nội dung, định mức kinh phí phù hợp với thực tế của từng địa bàn. Không quy định quá chi tiết để việc triển khai đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, dễ thực hiện./.
Giàng A Dình
Trưởng ban Dân tộc t??nh Điện Biên