Để xử lý rác thải điện tử

|

Để xử lý rác thải điện tử

Lượng rác thải đi??n tử trong nước những năm trở lại đây đang có xu hướng ngày càng tăng nhanh, tạo ra những áp lực cho công tác xử lý rái thải.

Theo Báo cáo "Giám sát rác thải đi??n tử toàn cầu năm 2020" của Liên hợp quốc cho thấy, trên thế giới có tổng cộng 53,6 triệu tấn rác thải đi??n tử, tăng 21% so với 5 năm trước đây. Châu Á là nơi tạo ra nhiều nhất (khoảng 24,9 triệu tấn), tiếp đến là khu vực châu Mỹ (13,1 triệu tấn) và châu Âu (12 triệu tấn). Châu Phi và châu Đại Dương tạo ra lần lượt là 2,9 và 0,7 triệu tấn. Dự báo với tốc độ tăng như hiện nay, nền kinh tế toàn cầu sẽ thải ra khoảng 74 triệu tấn rác thải đi??n tử mỗi năm sau năm 2030 và rác thải đi??n tử sẽ trở thành dòng rác thải sinh hoạt phát triển nhanh nhất thế giới. Nguyên nhân của việc gia tăng rác thải đi??n tử là do tỷ lệ tiêu thụ thiết bị đi??n và đi??n tử ngày một cao, trong khi vòng đời các thiết bị ngày một ngắn.

 

Hội thảo bàn giải pháp xử lý chất thải đi??n tử

Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường cũng chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải đi??n tử, chủ yếu là đồ gia dụng đi??n tử, văn phòng và ước tính đến năm 2025, riêng rác thải ti vi có thể lên tới 250.000 tấn.

Việc xử lý, tái chế chất thải đi??n tử ở Việt Nam cho thấy, tỷ lệ xử lý chất thải đi??n tử còn đang ở mức độ. Các công ty được cấp phép phần lớn tập trung tháo dỡ, phá dỡ thủ công, chỉ có một số nhỏ công ty có đủ dây chuyền xử lý được cấp phép xử lý bảng mạch đi??n tử. Ngoài ra, Việt Nam mới chỉ tái chế được một phần các vật liệu thông thường như sắt, đồng, chì, thiếc, nhựa bằng các công nghệ cũ, thiết bị lạc hậu và chưa thể tái chế được các kim loại quý, vốn có hàm lượng cao trong chất thải đi??n tử.

Theo các chuyên gia, rác thải đi??n tử gây ra những tác hại khôn lường đối với môi trường nếu không xử lý rác đi??n tử đúng cách, các loại rác thải đi??n tử có thể giải phóng các chất độc hại như: Thủy ngân, chì, niken,... vào môi trường và sức khỏe con người cũng sẽ bị ảnh hưởng từ rác thải đi??n tử qua các con đường ô nhiễm đất, nước, không khí, lao động có tiếp xúc trực tiếp với rác thải.

Để xử lý rác thải đi??n tử hiệu quả trong thời gian tới, các chuyên gia môi trường cho rằng, Việt Nam cần có mạng lưới thu gom chất thải đi??n tử hiệu quả hơn; cần sớm có luật về quản lý chất thải đi??n tử và chính quy hóa hoạt động tái chế; xây dựng hệ thống thu hồi sản phẩm đi??n tử thải bỏ theo đúng quy định pháp luật nhằm truy xuất nguồn gốc chất thải đi??n tử và tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển sản phẩm thải bỏ. Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về nguy cơ của rác thải đi??n tử để phân loại, thu gom, xử lý đúng cách.

Việt Nam cũng cần có nhà máy tái chế chất thải đi??n tử công nghệ hiện đại, quy mô lớn, có thể thu hồi kim loại quý để giải quyết được lượng rác thải phát sinh trong nước và dần dần nâng cấp các mô hình tái chế tự phát thành mô hình thu gom, phân loại có kiểm soát./.

PV


Trang web giải trí điện tử RSG