Một số nét về tình hình kinh tế - xã hội Hà Nội tháng Năm và 5 tháng đầu năm 2023

|

Một số nét về tình hình kinh tế - xã hội Hà Nội tháng Năm và 5 tháng đầu năm 2023


 Sản xuất nông nghiệp
 
Hoạt động sản xuất nông nghiệp trong tháng Năm tập trung vào chăm sóc lúa, cây màu vụ Xuân và phát triển đàn gia súc, gia cầm. Diện tích gieo cấy lúa vụ Xuân năm nay đạt 82,5 nghìn ha, bằng 98,7% cùng kỳ n??m trước. Thời điểm này, lúa đang giai đoạn trỗ, chín sáp; trà lúa sớm đang dần chín bắt đầu cho thu hoạch. Về cây màu, tính chung vụ Đông xuân năm nay Thành phố gieo trồng được 8,9 nghìn ha ngô, bằng 86,7% cùng kỳ n??m trước; 1,7 nghìn ha lạc, bằng 93,7%; 1,1 nghìn ha khoai lang, bằng 82,6%; 935 ha đậu tương, bằng 89,6%; 247 ha đậu, bằng 86,1%; 24,7 nghìn ha rau, tăng 3,4%.
 
Chăn nuôi trong tháng nhìn chung ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Đàn trâu hiện có 28,8 nghìn con, tăng 3,6% so với cùng kỳ n??m trước; đàn bò 129,6 nghìn con, giảm 0,2%; đàn lợn 1,45 triệu con, tăng 4,3%; đàn gia cầm 40,5 triệu con, tăng 2,8% (đàn gà 26,9 triệu con, tăng 2,5%). Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng ước đạt 857 tấn, tăng 6,1% so với cùng kỳ n??m trước; thịt bò đạt 4,5 nghìn tấn, tăng 0,1%; thịt lợn đạt 102,8 nghìn tấn, tăng 8,2%; thịt gia cầm đạt 67,1 nghìn tấn, giảm 0,4% (thịt gà 50,3 nghìn tấn, giảm 0,8%).
 
 Sản xuất công nghiệp
 
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng Năm ước tính tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 4,1% so với cùng kỳ n??m 2022, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,1% và tăng 3,9%; sản xuất và phân phối điện tăng 2,6% và tăng 4,5%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 4,3% và tăng 8,7%; ngành khai khoáng tương đương tháng trước và tăng 14,5% so cùng kỳ.
 
Tính chung 5 tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,1% so với cùng kỳ n??m trước, trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,7%; sản xuất và phân phối điện tăng 4,1%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 8,3%; công nghiệp khai khoáng giảm 0,6%.

 
 
Một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có chỉ số IIP 5 tháng đầu năm tăng khá so với cùng kỳ: Sản xuất đồ uống tăng 23,9%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 21,5%; chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 21,1%; sản xuất sản phẩm từ kim loại tăng 10,1%; sản xuất thuốc lá tăng 6,7%. Bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số IIP giảm mạnh so với cùng kỳ n??m trước như: Sản xuất máy móc, thiết bị giảm 30,8%; in, sao chụp bản ghi giảm 11,7%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 6,8%; dệt giảm 5%; sản xuất trang phục giảm 4,9%.
 
 Đầu tư và đăng ký doanh nghiệp
 
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý (NSNN) tháng Năm ước tính đạt 3.728 tỷ đồng, tăng 18,1% so với tháng trước và giảm 2,1% so với cùng kỳ n??m 2022. Tính chung 5 tháng đầu năm, vốn đầu tư từ NSNN do địa phương quản lý ước thực hiện 14,9 nghìn tỷ đồng, giảm 4,2% so với cùng kỳ n??m trước và đạt 28,9% kế hoạch năm 2023. Trong đó, NSNN cấp Thành phố thực hiện 6.437 tỷ đồng, giảm 8,3% và đạt 28,3% kế hoạch năm; NSNN cấp huyện thực hiện 7.907 tỷ đồng, giảm 0,4% và đạt 29,2%; NSNN cấp xã thực hiện 554 tỷ đồng, giảm 7,3% và đạt 31,5%.

 
 
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tháng Năm, thành phố Hà Nội thu hút gần 156,4 triệu USD, trong đó: 43 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 13,2 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, toàn Thành phố thu hút 1.864 triệu USD vốn FDI, trong đó: Đăng ký cấp mới 146 dự án với số vốn đạt 48 triệu USD; 71 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 200 triệu USD; 141 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 1.616 triệu USD.
 
Đăng ký doanh nghiệp 5 tháng đầu năm 2023, Hà Nội có hơn 13 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 125,9 nghìn tỷ đồng, tăng 8% về số doanh nghiệp nhưng giảm 17% vốn đăng ký so với cùng kỳ n??m trước; có 1,5 nghìn doanh nghiệp giải thể, giảm 5%; 12,6 nghìn doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 22%; 4,6 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại, giảm 22%.  
 
 Thương mại, dịch vụ, du lịch

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng Năm ước tính đạt 62,8 nghìn tỷ đồng, tăng 1,9% so với tháng trước và tăng 10,1% so với cùng kỳ n??m trước. Tính chung 5 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 307,6 nghìn tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ n??m trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 197,2 nghìn tỷ đồng, tăng 11,2%; doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 38,4 nghìn tỷ đồng, tăng 11,9%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 7,2 nghìn tỷ đồng, gấp 2,4 lần cùng kỳ; doanh thu dịch vụ khác đạt 64,8 nghìn tỷ đồng, tăng 5,1%.

 
 
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng Năm ước tính đạt 1.502 triệu USD, tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 5,8% so với cùng kỳ n??m 2022; tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 6,8 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ n??m trước. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng Năm ước tính đạt 3.022 triệu USD, tăng 4,5% so với tháng trước và giảm 25% so với cùng kỳ n??m trước; tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 14,5 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ n??m trước.
 
Tổng doanh thu vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng Năm ước tính đạt gần 16 nghìn tỷ đồng, tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 17,9% so với cùng kỳ n??m trước. Tính chung 5 tháng đầu năm, doanh thu vận tải và dịch vụ hỗ trợ đạt 78,5 nghìn tỷ đồng, tăng 18,8% so với cùng kỳ n??m trước, trong đó: Vận chuyển hành khách tăng 24,1%; vận tải hàng hóa tăng 19%; dịch vụ kho bãi, hỗ trợ vận tải tăng 17,1%; bưu chính chuyển phát tăng 22%.
 
Khách du lịch đến Hà Nội (do cơ sở lưu trú phục vụ): Tháng Năm, tổng lượng khách du lịch ước đạt 413 nghìn lượt người, giảm 2,2% so với tháng trước và tăng 97,2% so với cùng kỳ n??m trước. Tính chung 5 tháng đầu năm, khách du lịch đến Hà Nội đạt hơn 1.878 nghìn lượt người, gấp 2,8 lần cùng kỳ, trong đó: Khách quốc tế đạt 1.255 nghìn lượt người, gấp 7,9 lần cùng kỳ; khách nội địa đạt 623 nghìn lượt người, tăng 19,3%.
 
 Chỉ số giá tiêu dùng
 
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2023 tăng 0,16% so với tháng trước, giảm 0,04% so với tháng 12/2022 và tăng 0,36% so với cùng kỳ n??m trước. CPI bình quân 5 tháng đầu năm nay tăng 1,52% so với bình quân cùng kỳ n??m trước.
 
Trong tháng Năm, có 8/11 nhóm hàng CPI tăng so với tháng trước, trong đó nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 2,27%; nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,18%. Các nhóm hàng hóa, dịch vụ còn lại tăng nhẹ từ 0,03 - 0,15%: May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,09%; văn hóa, giải trí, du lịch tăng 0,08%; thiết bị, đồ dùng gia đình tăng 0,06%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05%; giáo dục tăng 0,03%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,15%. Cũng trong tháng Năm, 3/11 nhóm hàng có CPI giảm so với tháng trước: Nhóm giao thông giảm 2,81%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,38%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,10%.

 
 
Bình quân 5 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 1,52% so với bình quân cùng kỳ n??m trước, trong đó: Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 5,26%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,34%; đồ uống và thuốc lá tăng 3,53%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,82%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,41%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,47%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,36%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,0%. Có 3/11 nhóm hàng CPI bình quân 5 tháng giảm so với bình quân cùng kỳ: Giáo dục giảm 4,11%; giao thông giảm 2,03%; bưu chính viễn thông giảm 0,35%.
 
Tài chính, ngân hàng
 
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 5 tháng đầu năm 2023 ước thực hiện 202 nghìn tỷ đồng, đạt 57,2% dự toán pháp lệnh năm và tăng 22% so với cùng kỳ n??m 2022, trong đó: Thu nội địa 191,6 nghìn tỷ đồng, đạt 59,2% dự toán và tăng 24,9; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 9,1 nghìn tỷ đồng, đạt 33,9% và giảm 15,7%; thu từ dầu thô 1,2 nghìn tỷ đồng, đạt 56,1% và giảm 5,6%.
 
Chi ngân sách địa phương 5 tháng đầu năm ước thực hiện 31,7 nghìn tỷ đồng, đạt 30,2% dự toán năm và tăng 25,2% so với cùng kỳ n??m 2022, trong đó: Chi đầu tư phát triển 11,9 nghìn tỷ đồng, đạt 25,3% và tăng 50,4%; chi thường xuyên 19,8 nghìn tỷ đồng, đạt 35,5% và tăng 15,9%.
 
Hoạt động huy động vốn đến cuối tháng 5/2023, ước tính đạt 4.959 nghìn tỷ đồng, tăng 0,12% so với tháng trước và tăng 2,17% so với thời điểm 31/12/2022. Tổng dư nợ tín dụng đến cuối tháng Năm ước đạt 3.042 nghìn tỷ đồng, tăng 0,31% so với tháng trước và tăng 3,25% so với thời điểm kết thúc năm 2022.
 
 Một số vấn đề xã hội

Giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội
 
Trong 5 tháng đầu năm 2023, Thành phố đã giải quyết việc làm cho 85,8 nghìn lao động, đạt 52,9% kế hoạch năm, giảm 11,5% so với cùng kỳ năm trước; tiếp nhận, thẩm định và ra quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho 30,4 nghìn người với kinh phí hỗ trợ 855 tỷ đồng; tư vấn giới thiệu việc làm cho 29,8 nghìn người; hỗ trợ học nghề cho 487 người với s?? ti??n 2,1 tỷ đồng.
 
Cũng trong 5 tháng đầu năm 2023, Thành phố đã tiếp nhận và giải quyết 9.088 hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi người có công và thân nhân người có công với kinh phí 34 tỷ đồng. Tổng kinh phí 5 tháng đầu năm chi cho công tác ưu đãi người có công là 844,8 tỷ đồng, trong đó thực hiện chi trả cho trên 81 nghìn người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng với s?? ti??n 741 tỷ đồng.
 
Tình hình phòng chống dịch bệnh

Dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố những ngày qua có xu hướng tăng nhưng vẫn được kiểm soát. Cộng dồn từ đầu năm đến 18h ngày 21/5/2023, toàn Thành phố có 12,3 nghìn ca mắc Covid-19, giảm nhiều so với cùng kỳ n??m 2022. Một số bệnh khác như: Bệnh sốt xuất huyết Dengue ghi nhận 268 ca mắc; bệnh tay chân miệng 588 ca mắc; bệnh thủy đậu 1.488 ca mắc. Ngoài ra, trong tháng Hà Nội chưa ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ, bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ. Bệnh dại, liên cầu lợn, uốn ván, sởi, viêm não Nhật Bản, ho gà… không ghi nhận ổ dịch.
 
Giáo dục
 
Trong tháng Năm, các Trường tiểu học, Trung học cơ sở (THCS), Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn Thành phố cơ bản hoàn thành xong đánh giá kết quả năm học 2022 - 2023; hoàn thành hồ sơ tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024 và hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Trong năm học này, toàn Thành phố có 129 nghìn học sinh tốt nghiệp lớp 9 (THCS), tương đương với năm học trước. Kế hoạch năm học 2023-2024, Hà Nội tuyển sinh vào lớp 10 các Trường THPT khoảng 102 nghìn học sinh. Đối với học sinh lớp 12 tốt nghiệp THPT, năm 2023 toàn Thành phố có hơn 90 nghìn thí sinh đăng ký dự thi. Để đảm bảo cho kỳ thi đạt kết quả tốt, Hà Nội điều động khoảng 19,5 nghìn cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia phục vụ kỳ thi.

 
 
Về giáo dục nghề nghiệp, đến cuối tháng Năm các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố đã tuyển sinh được 95 nghìn lượt người, tăng 17% so với cùng kỳ n??m trước và đạt 41,3% Kế hoạch tuyển sinh năm 2023.
 
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hà Nội

Hula Website Giải Trí